Bảo tàng Dân tộc học
Nằm trên một khu đất rộng 3ha, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong nước và quốc tế.
Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.
Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ.
Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m² (bao gồm 2 tầng) được chia làm 9 phần:
- Giới thiệu chung.
- Giới thiệu dân tộc Việt (Kinh).
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.
- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.
- Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái lợp bằng gỗ pơ-mu của người H'Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói, ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người Ba-Na, ngôi nhà Chăm và ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì.
Trong tương lai, Bảo tàng dự định trưng bày ngôi nhà mồ của dân tộc Cơ-Tu và khuôn viên hoàn thiện của ngôi nhà Việt. Một số loại cây thuộc địa phương của mỗi ngôi nhà cũng được mang đến và trồng tại đây.
Bảo tàng đang dần hoàn thiện hẳn không gian trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.
Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ.
Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m² (bao gồm 2 tầng) được chia làm 9 phần:
- Giới thiệu chung.
- Giới thiệu dân tộc Việt (Kinh).
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.
- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.
- Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái lợp bằng gỗ pơ-mu của người H'Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói, ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người Ba-Na, ngôi nhà Chăm và ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì.
Trong tương lai, Bảo tàng dự định trưng bày ngôi nhà mồ của dân tộc Cơ-Tu và khuôn viên hoàn thiện của ngôi nhà Việt. Một số loại cây thuộc địa phương của mỗi ngôi nhà cũng được mang đến và trồng tại đây.
Bảo tàng đang dần hoàn thiện hẳn không gian trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.