Huyện đảo Lý Sơn
Huyện Lý Sơn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27km). Đảo Lý Sơn giữ một vị trí chiến lược trên vùng biển Đông Việt Nam, chứa đựng tiềm năng du lịch phong phú và những tư liệu quý về quần đảo Hoàng Sa.
Từ thành phố Quảng Ngãi, đi theo quốc lộ 24B khoảng 20km, du khách sẽ tới cảng Sa Kỳ thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Từ đây, du khách đi tàu cao tốc khoảng 1 tiếng sẽ đến huyện đảo Lý Sơn.
Với diện tích khoảng 9,97km², tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, huyện đảo Lý Sơn bao gồm 2 đảo nằm cách nhau khoảng 1,67 hải lý là đảo Lớn (Cù Lao Ré) thuộc địa phận 2 xã An Vĩnh, An Hải và đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) thuộc địa phận xã An Bình. Ở phía đông của đảo Lớn còn có hòn Mù Cu. Theo các nhà địa chất, Lý Sơn được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của núi lửa đã nâng những lớp đá trầm tích nhô khỏi mặt nước biển. Vết tích của núi lửa phun trào là những khối nham thạch nhiều hình dạng cùng lớp đất đỏ bazan màu mỡ trên đảo, tạo điều kiện cho hệ thực vật phát triển đa dạng.
Huyện đảo Lý Sơn có 5 ngọn núi. Đứng trên đỉnh các ngọn núi này nhìn xuống, du khách sẽ thấy cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ với một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển bao la. Lý Sơn còn là nơi lý tưởng để khám phá hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng với những đàn cá tung tăng bơi lội hay những dải san hô sặc sỡ sắc màu…
Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và trồng hành, tỏi. Dạo quanh đảo, du khách có thể thấy những cánh đồng hành, tỏi xanh mơn mởn hay những sân phơi tỏi trắng phau. Được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, nơi đây còn nổi tiếng với món gỏi tỏi mang đậm hương vị đồng quê.
Đến đảo Lý Sơn, du khách còn có dịp tham quan nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh tự, các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh… Trong số đó chùa Hang, đình làng An Hải, đình làng An Vĩnh và Âm Linh tự là những di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Lý Sơn còn chứa đựng một kho tàng sống động các truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu về quần đảo Hoàng Sa; nhiều hiện vật bằng đá, gốm sứ Chăm, Đại Việt,... khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.
Từ thành phố Quảng Ngãi, đi theo quốc lộ 24B khoảng 20km, du khách sẽ tới cảng Sa Kỳ thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Từ đây, du khách đi tàu cao tốc khoảng 1 tiếng sẽ đến huyện đảo Lý Sơn.
Với diện tích khoảng 9,97km², tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, huyện đảo Lý Sơn bao gồm 2 đảo nằm cách nhau khoảng 1,67 hải lý là đảo Lớn (Cù Lao Ré) thuộc địa phận 2 xã An Vĩnh, An Hải và đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) thuộc địa phận xã An Bình. Ở phía đông của đảo Lớn còn có hòn Mù Cu. Theo các nhà địa chất, Lý Sơn được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của núi lửa đã nâng những lớp đá trầm tích nhô khỏi mặt nước biển. Vết tích của núi lửa phun trào là những khối nham thạch nhiều hình dạng cùng lớp đất đỏ bazan màu mỡ trên đảo, tạo điều kiện cho hệ thực vật phát triển đa dạng.
Huyện đảo Lý Sơn có 5 ngọn núi. Đứng trên đỉnh các ngọn núi này nhìn xuống, du khách sẽ thấy cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ với một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển bao la. Lý Sơn còn là nơi lý tưởng để khám phá hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng với những đàn cá tung tăng bơi lội hay những dải san hô sặc sỡ sắc màu…
Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và trồng hành, tỏi. Dạo quanh đảo, du khách có thể thấy những cánh đồng hành, tỏi xanh mơn mởn hay những sân phơi tỏi trắng phau. Được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, nơi đây còn nổi tiếng với món gỏi tỏi mang đậm hương vị đồng quê.
Đến đảo Lý Sơn, du khách còn có dịp tham quan nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh tự, các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh… Trong số đó chùa Hang, đình làng An Hải, đình làng An Vĩnh và Âm Linh tự là những di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Lý Sơn còn chứa đựng một kho tàng sống động các truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu về quần đảo Hoàng Sa; nhiều hiện vật bằng đá, gốm sứ Chăm, Đại Việt,... khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.