Lăng Tự Đức
Lăng Tự Ðức tọa lạc tại xã Thủy Biều, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” (une douce rêve). Lăng vua Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua.
Vua sinh năm 1829, lên ngôi năm 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, vì triều đình Huế áp dụng chính sách đối ngoại hẹp hòi, thực dân Pháp tấn công Ðà Nẵng (1858) rồi vào đánh chiếm Gia Ðịnh (1859) và một số tỉnh khác ở Nam Kỳ (1862)... vua Tự Ðức đã là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Ðông phương với một mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Càng thất bại trước việc nước nhà khi càng luống tuổi, ông càng bi quan yếm thế. Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong những quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi, và cũng để làm "ngôi nhà lâu đài của trẫm" (vi ngô vĩnh vũ, trích bài Khiêm Cung Ký).
Ðứng trong thời đại ngày nay nhìn lại hoàn cảnh khó khăn bấy giờ của đất nước, qui mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua, và các danh xưng Khiêm cung, Khiêm Lăng được dùng để đặt tên cho nó, chúng ta thấy đó cũng là một mâu thuẫn nội tại khó biện minh được của chính nhà vua.
Nhưng dù sao sau khi xây lăng xong, vua Tự Ðức cũng còn sống thêm 16 năm nữa, cho đến năm 1883, thọ 55 tuổi.
Sau khi các quan chuyên môn về địa lý đi coi đất và chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Ðức đã “chuẩn định” đồ án kiến trúc lăng tẩm theo sở thích của mình vào tháng 10/1864. Nhưng còn phải coi ngày cho tốt nữa, nên đến tháng 12 năm ấy mới khởi công xây dựng.
Toàn bộ công tác kiến trúc lăng tẩm này được dự liệu sẽ thi công trong 6 năm với 3.000 lính và thợ, và họ sẽ được thay phiên về nghỉ 3 tháng một lần. Nhưng viên Biện lý bộ Công bấy giờ là Nguyễn Văn Chất tâu xin thực hiện trong 3 năm mà thôi. Triều đình cử ông và thống chế Lê Văn Xa ở bộ Binh đứng ra coi sóc việc thi công.
Ðã không được thay phiên nhau về nghỉ lại bị cưỡng chế, tăng cường sức lao động đến mức tối đa trong những điều kiện tối thiểu, 3.000 lính và thợ bất mãn ấy đã nghe theo tiếng gọi nổi dậy của Ðoàn Trưng. Ðêm 16 rạng ngày 17/9/1866 họ dùng chiêu bài tôn phò "Ngũ đại hoàn tôn" kéo về Kinh thành để lật đổ ngài vàng của vua Tự Ðức nhằm đưa Ưng Ðạo, cháu nội 5 đời của vua Gia Long lên ngôi, nhưng khi vào đến được điện Thái Hòa thì bị quân của triều đình phản ứng mạnh, nên thất bại. Cuộc nổi loạn bị dập tắt hoàn toàn. Một tai nạn của vua Tự Ðức đã qua đi, nhưng uy tín của nhà vua bị tổn thương không ít, vì đây không phải là một cuộc ngoại xâm, mà là một cuộc nổi biến ngay giữa lòng triều đình Trung ương.
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc.
Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.
Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.
Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một "hồn êm thơ mộng" (une douce rêve).
Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” (une douce rêve). Lăng vua Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua.
Vua sinh năm 1829, lên ngôi năm 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, vì triều đình Huế áp dụng chính sách đối ngoại hẹp hòi, thực dân Pháp tấn công Ðà Nẵng (1858) rồi vào đánh chiếm Gia Ðịnh (1859) và một số tỉnh khác ở Nam Kỳ (1862)... vua Tự Ðức đã là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Ðông phương với một mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Càng thất bại trước việc nước nhà khi càng luống tuổi, ông càng bi quan yếm thế. Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong những quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi, và cũng để làm "ngôi nhà lâu đài của trẫm" (vi ngô vĩnh vũ, trích bài Khiêm Cung Ký).
Ðứng trong thời đại ngày nay nhìn lại hoàn cảnh khó khăn bấy giờ của đất nước, qui mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua, và các danh xưng Khiêm cung, Khiêm Lăng được dùng để đặt tên cho nó, chúng ta thấy đó cũng là một mâu thuẫn nội tại khó biện minh được của chính nhà vua.
Nhưng dù sao sau khi xây lăng xong, vua Tự Ðức cũng còn sống thêm 16 năm nữa, cho đến năm 1883, thọ 55 tuổi.
Sau khi các quan chuyên môn về địa lý đi coi đất và chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Ðức đã “chuẩn định” đồ án kiến trúc lăng tẩm theo sở thích của mình vào tháng 10/1864. Nhưng còn phải coi ngày cho tốt nữa, nên đến tháng 12 năm ấy mới khởi công xây dựng.
Toàn bộ công tác kiến trúc lăng tẩm này được dự liệu sẽ thi công trong 6 năm với 3.000 lính và thợ, và họ sẽ được thay phiên về nghỉ 3 tháng một lần. Nhưng viên Biện lý bộ Công bấy giờ là Nguyễn Văn Chất tâu xin thực hiện trong 3 năm mà thôi. Triều đình cử ông và thống chế Lê Văn Xa ở bộ Binh đứng ra coi sóc việc thi công.
Ðã không được thay phiên nhau về nghỉ lại bị cưỡng chế, tăng cường sức lao động đến mức tối đa trong những điều kiện tối thiểu, 3.000 lính và thợ bất mãn ấy đã nghe theo tiếng gọi nổi dậy của Ðoàn Trưng. Ðêm 16 rạng ngày 17/9/1866 họ dùng chiêu bài tôn phò "Ngũ đại hoàn tôn" kéo về Kinh thành để lật đổ ngài vàng của vua Tự Ðức nhằm đưa Ưng Ðạo, cháu nội 5 đời của vua Gia Long lên ngôi, nhưng khi vào đến được điện Thái Hòa thì bị quân của triều đình phản ứng mạnh, nên thất bại. Cuộc nổi loạn bị dập tắt hoàn toàn. Một tai nạn của vua Tự Ðức đã qua đi, nhưng uy tín của nhà vua bị tổn thương không ít, vì đây không phải là một cuộc ngoại xâm, mà là một cuộc nổi biến ngay giữa lòng triều đình Trung ương.
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc.
Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.
Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.
Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một "hồn êm thơ mộng" (une douce rêve).