Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Một vùng đất gồm những cư dân nhiều nơi về đây khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp.
Để có những con trâu vào cuộc đấu giành thứ bậc cao (trận chung kết) trong ngày chính hội (9/8 âm lịch), vòng đấu loại phải thực hiện trước đó (tháng 6 âm lịch). Theo tục lệ, ba làng Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên đều có trâu tham gia trận chung kết. Lệ căn cứ vào “suất đinh” trong số 18 giáp ở ba làng để chọn ra số trâu được thi đấu vòng cuối của mỗi làng.
Ngày hội chính, nhiều người dân từ Trà Cổ (Quảng Ninh) cũng đi thuyền kéo nhau về dự hội, vì Đồ Sơn là đất tổ của họ (Trà Cổ có tổ Đồ Sơn). Người dân khắp nơi trong thành phố và nhiều tỉnh thành ở xa tấp nập tới dự hội:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu."
Thời gian mở hội đã là bài ca truyền tụng từ lâu đời trong dân gian.
Chọi trâu Đồ Sơn diễn ra trong một buổi, ít khi kéo dài tới một ngày. Cuộc đấu có khi chỉ trong khoảnh khắc là quyết định. Khâu chuẩn bị cho giờ phút giao đấu quyết liệt ấy lại rất công phu và vô cùng thận trọng, vì đây là "Sự thần”.
Địa điểm mở hội là đình tổng Đồ Sơn. Cờ hội giăng giăng trước cửa đình. Cọc phân định mốc giới sới chọi đã được căng dây trên bãi đất rộng chừng 20.000m2. Khán đài dành cho các quan khách được dựng lên và trang trí lộng lẫy. Hai bên sới chọi có dựng các chuồng cho trâu chờ xuất trận. Hai lá cờ hội lớn được cắm ở hai đầu sới.
Các trâu chọi của các làng vào Xào Xá. Người rước trâu thần phải tắm rửa sạch sẽ sao cho thật thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dứa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ, sừng buộc những dải lụa điều.
Lễ dâng hương mở hội bắt đầu ở đền Nghè thuộc phường Vạn Ninh. Sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên Đồ Sơn chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ. Màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo. Tay vung cờ, chân tiến lùi trong tiếng trống trận. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng. Có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.
Hội chọi trâu là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.
Để có những con trâu vào cuộc đấu giành thứ bậc cao (trận chung kết) trong ngày chính hội (9/8 âm lịch), vòng đấu loại phải thực hiện trước đó (tháng 6 âm lịch). Theo tục lệ, ba làng Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên đều có trâu tham gia trận chung kết. Lệ căn cứ vào “suất đinh” trong số 18 giáp ở ba làng để chọn ra số trâu được thi đấu vòng cuối của mỗi làng.
Ngày hội chính, nhiều người dân từ Trà Cổ (Quảng Ninh) cũng đi thuyền kéo nhau về dự hội, vì Đồ Sơn là đất tổ của họ (Trà Cổ có tổ Đồ Sơn). Người dân khắp nơi trong thành phố và nhiều tỉnh thành ở xa tấp nập tới dự hội:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu."
Thời gian mở hội đã là bài ca truyền tụng từ lâu đời trong dân gian.
Chọi trâu Đồ Sơn diễn ra trong một buổi, ít khi kéo dài tới một ngày. Cuộc đấu có khi chỉ trong khoảnh khắc là quyết định. Khâu chuẩn bị cho giờ phút giao đấu quyết liệt ấy lại rất công phu và vô cùng thận trọng, vì đây là "Sự thần”.
Địa điểm mở hội là đình tổng Đồ Sơn. Cờ hội giăng giăng trước cửa đình. Cọc phân định mốc giới sới chọi đã được căng dây trên bãi đất rộng chừng 20.000m2. Khán đài dành cho các quan khách được dựng lên và trang trí lộng lẫy. Hai bên sới chọi có dựng các chuồng cho trâu chờ xuất trận. Hai lá cờ hội lớn được cắm ở hai đầu sới.
Các trâu chọi của các làng vào Xào Xá. Người rước trâu thần phải tắm rửa sạch sẽ sao cho thật thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dứa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ, sừng buộc những dải lụa điều.
Lễ dâng hương mở hội bắt đầu ở đền Nghè thuộc phường Vạn Ninh. Sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên Đồ Sơn chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ. Màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo. Tay vung cờ, chân tiến lùi trong tiếng trống trận. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng. Có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.
Hội chọi trâu là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.