Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thuộc ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những thửa ruộng trải trên các triền núi lớp nọ gối tiếp lớp kia.
Mù Cang Chải là một huyện miền tây tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km về phía Tây Bắc, phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh Yên Bái.
Từ Hà Nội đến Mù Cang Chải đi theo quốc lộ 32, vượt qua đèp Khau Phạ dài 27km vào những ngày tháng 10 du khách không khỏi ngạc nhiên khi trước mắt hiện ra một màu vàng của lúa trải dài trên các triền núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia như bất tận. Lên đến bản Trống Tông xã La Pán Tẩn nhìn xuống du khách mới phần nào cảm nhận được sự diệu kỳ của ruộng bậc thang nơi đây. Những mâm xôi vàng của lúa hiện lên hoành tránh giữa núi rừng xanh ngắt; từng bậc ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như chiếc cầu thang vàng mời gọi người trần gian lên trời.
Đồng bào Mông ở đây làm ruộng bậc thang vào vụ xuân và vụ mùa. Trong đó, tháng 10 dương lịch là thời điểm đẹp nhất. Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ được vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ một đến một mét rưỡi, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì một bậc thang đều có cân bằng sóng. Vì vậy, khi san ruộng người Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ.
Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu vượt qua điểm trũng thì dùng cây to bổ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước. Để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, đồng bào dùng nước làm một đường cân bằng sóng, chỗ trũng thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm; chỗ cao thì san bớt lên bờ, vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Ngay trong cách chia nước, đồng bào Mông chỉ sẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách không nối liền mạch (thửa đầu sẻ đầu bờ thì thửa dưới phải sẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp sẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm hạn chế tối đa khi mưa lũ tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.
Mù Cang Chải là một huyện miền tây tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km về phía Tây Bắc, phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh Yên Bái.
Từ Hà Nội đến Mù Cang Chải đi theo quốc lộ 32, vượt qua đèp Khau Phạ dài 27km vào những ngày tháng 10 du khách không khỏi ngạc nhiên khi trước mắt hiện ra một màu vàng của lúa trải dài trên các triền núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia như bất tận. Lên đến bản Trống Tông xã La Pán Tẩn nhìn xuống du khách mới phần nào cảm nhận được sự diệu kỳ của ruộng bậc thang nơi đây. Những mâm xôi vàng của lúa hiện lên hoành tránh giữa núi rừng xanh ngắt; từng bậc ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như chiếc cầu thang vàng mời gọi người trần gian lên trời.
Đồng bào Mông ở đây làm ruộng bậc thang vào vụ xuân và vụ mùa. Trong đó, tháng 10 dương lịch là thời điểm đẹp nhất. Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ được vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ một đến một mét rưỡi, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì một bậc thang đều có cân bằng sóng. Vì vậy, khi san ruộng người Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ.
Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu vượt qua điểm trũng thì dùng cây to bổ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước. Để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, đồng bào dùng nước làm một đường cân bằng sóng, chỗ trũng thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm; chỗ cao thì san bớt lên bờ, vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Ngay trong cách chia nước, đồng bào Mông chỉ sẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách không nối liền mạch (thửa đầu sẻ đầu bờ thì thửa dưới phải sẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp sẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm hạn chế tối đa khi mưa lũ tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.