Tháp cổ Bình Thạnh
Tháp Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đây là ngôi đền tháp quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc hậu nền văn hóa Óc Eo, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ 8.
Nền tháp hình vuông, tháp cao 10m, mỗi cạnh 5m, các cạnh được xây dựng đúng bốn hướng. Cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là một bàu "hình vuông", ba mặt tây - nam - bắc đều có cửa giả được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.
Cửa chính và ba cửa giả được xây nhô ra ngoài khung cửa. Mặt ngoài tháp trên cửa chính phía đông gắn trên "mi cửa" là một phiến đá lớn, hình chữ nhật cao 0,80 x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.
Cùng với cách trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tạo cho tháp có nhiều góc cạnh và các bức phù điêu được đắp nổii quanh tháp nên tôn tạo cho toàn bộ công trình tháp là một kiến trúc vững chắc và công phu.
Tháp được hội nghiên cứu Đông Dương phát hiện năm 1886 và được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993. Năm 1999 tháp cổ Bình Thạnh đã được trùng tu.
Nền tháp hình vuông, tháp cao 10m, mỗi cạnh 5m, các cạnh được xây dựng đúng bốn hướng. Cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là một bàu "hình vuông", ba mặt tây - nam - bắc đều có cửa giả được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.
Cửa chính và ba cửa giả được xây nhô ra ngoài khung cửa. Mặt ngoài tháp trên cửa chính phía đông gắn trên "mi cửa" là một phiến đá lớn, hình chữ nhật cao 0,80 x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.
Cùng với cách trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tạo cho tháp có nhiều góc cạnh và các bức phù điêu được đắp nổii quanh tháp nên tôn tạo cho toàn bộ công trình tháp là một kiến trúc vững chắc và công phu.
Tháp được hội nghiên cứu Đông Dương phát hiện năm 1886 và được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993. Năm 1999 tháp cổ Bình Thạnh đã được trùng tu.