Tháp Pôrômê
Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu.
Tháp Pôrômê toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía nam. Tháp được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Mặt chính của tháp quay về hướng đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần với công trình phụ này. Ðây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp Pôrômê đã được công nhận di tích.
Tháp Pôrômê toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía nam. Tháp được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Mặt chính của tháp quay về hướng đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần với công trình phụ này. Ðây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp Pôrômê đã được công nhận di tích.