Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin thành Vườn Quốc gia Chư Yang Sin với nhiệm vụ chính là bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo tồn động thực vật quý hiếm. Vườn có tổng diện tích là 58.947ha, bao gồm 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (19.401ha), phân khu phục hồi sinh thái (39.526ha) và phân khu dịch vụ hành chính (20ha). Ngoài ra, vườn còn có một vùng đệm với diện tích 183.479ha, thuộc địa phận 4 huyện Lạc Dương, Đam Rông (Lâm Đồng), Lắk, Krông Bông (Đắk Lắk).
Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực Nam Tây Nguyên và là một phần của Vùng chim đặc hữu của Cao Nguyên Đà Lạt, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có hệ sinh thái thực vật đa dạng, độc đáo và có tính đặc hữu cao, gồm 140 họ, 591 chi với 887 loài thực vật bậc cao có mạch, phân bố thành 9 kiểu rừng chính là: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (chiếm ưu thế là các loài như sao đen, dầu con rái, dầu con quay…), kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình (chiếm ưu thế là các loài như các loài dẻ, họ long não, các loài cây lá kim như thông Đà Lạt, thông hai lá dẹt, thông ba lá và pơ-mu), kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới (chiếm ưu thế bởi thông ba lá, diện tích trên 10.600 ha), kiểu rừng lùn trên núi cao (gồm các loài nam trúc Trung bộ, nam trúc lá xoan và trúc), kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá (tiêu biểu là các loài cây bằng lăng ổi, chiêu liêu gân đen), kiểu thảm tre và nứa thuần loại, kiểu thảm le thuần loại, kiểu trảng cỏ cây bụi và cây gỗ rải rác. Trong số các loài thực vật ở đây, có trên 300 loài cây dược liệu, chủ yếu thuộc các họ cúc, ngũ gia bì, bạc hà, cà phê, đậu...; 97 loài có thể làm thực phẩm, 288 loài làm cảnh. Hệ động vật gồm 64 loài thú, 258 loài chim, 81 loài cá, 248 loài bướm ngày, 54 loài ếch nhái và 58 loài bò sát. Trong đó, nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: bói cá lớn, hồng hoàng, niệc đầu trắng, quạ khách đuôi cờ...; nhiều loài ở mức đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều loài đặc hữu và phân bố hẹp như: bò tót, beo lửa, chà vá chân đen, vượn đen má vàng, vượn má hung, mi Núi Bà, khướu đầu đen má xám, ếch cây…
Là vùng chuyển đổi giữa hai vùng đồng bằng và cao nguyên Nam Trung Bộ nên địa hình Vườn quốc gia Chư Yang Sin được chia cắt mạnh và được rừng che phủ trên đai cao (từ khoảng 600m đến 2.442m). Điều này đã tạo cho Vườn quốc gia Chư Yang Sin có một phong cảnh vô cùng ngoạn mục với hơn 40 dãy núi cao, thấp khác nhau, có nhiều sườn dốc, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp. Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng đông – tây, chia vườn thành hai khu Bắc – Nam là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442m. Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng 25 dân tộc anh em, sống tập trung tại vùng đệm của vườn. Trong số đó, có hai dân tộc bản địa là Êđê và M’Nông, số còn lại là các dân tộc như Mường, H’ Mông, Tày, Thái, Nùng… di cư từ các tỉnh phía bắc vào từ những năm 1980, đã tạo lên một bức tranh văn hóa đa sắc màu, nổi bật là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và những bản sử thi - loại hình văn hóa truyền khẩu, không nơi nào có được.
Hệ thống sinh kế của người dân vùng đệm hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Do đó rừng đang đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện tại của khoảng 40.000 hộ dân trong vùng đệm như cung cấp nước sinh hoạt; nước tưới cho sản xuất nông, lâm nghiệp; gỗ để làm nhà, các sản phẩm thiết yếu khác và đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn, làm nhiệm vụ điều tiết nước và dòng chảy của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô, Srêpôk, Mê Kông cũng như góp phần hạn chế thiên tai lũ lụt trong khu vực.
Với vai trò và tiềm năng thiên nhiên, văn hóa phong phú, hàng năm, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thú hút khá đông khách du lịch, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến với mục đích khám phá cảnh quan cũng như nghiên cứu về sinh thái học, thực vật học. Dự kiến, trong thời gian tới, ngành du lịch Đắk Lắk sẽ khai thác các loại hình du lịch tham quan, về nguồn, mạo hiểm tại vườn và kết nối vườn với nhiều tuyến, điểm khác của tỉnh như Hồ Lắk, thác Krông Kmar, hang đá Đăk Tuor… để phục vụ du khách.
Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực Nam Tây Nguyên và là một phần của Vùng chim đặc hữu của Cao Nguyên Đà Lạt, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có hệ sinh thái thực vật đa dạng, độc đáo và có tính đặc hữu cao, gồm 140 họ, 591 chi với 887 loài thực vật bậc cao có mạch, phân bố thành 9 kiểu rừng chính là: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (chiếm ưu thế là các loài như sao đen, dầu con rái, dầu con quay…), kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình (chiếm ưu thế là các loài như các loài dẻ, họ long não, các loài cây lá kim như thông Đà Lạt, thông hai lá dẹt, thông ba lá và pơ-mu), kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới (chiếm ưu thế bởi thông ba lá, diện tích trên 10.600 ha), kiểu rừng lùn trên núi cao (gồm các loài nam trúc Trung bộ, nam trúc lá xoan và trúc), kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá (tiêu biểu là các loài cây bằng lăng ổi, chiêu liêu gân đen), kiểu thảm tre và nứa thuần loại, kiểu thảm le thuần loại, kiểu trảng cỏ cây bụi và cây gỗ rải rác. Trong số các loài thực vật ở đây, có trên 300 loài cây dược liệu, chủ yếu thuộc các họ cúc, ngũ gia bì, bạc hà, cà phê, đậu...; 97 loài có thể làm thực phẩm, 288 loài làm cảnh. Hệ động vật gồm 64 loài thú, 258 loài chim, 81 loài cá, 248 loài bướm ngày, 54 loài ếch nhái và 58 loài bò sát. Trong đó, nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: bói cá lớn, hồng hoàng, niệc đầu trắng, quạ khách đuôi cờ...; nhiều loài ở mức đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều loài đặc hữu và phân bố hẹp như: bò tót, beo lửa, chà vá chân đen, vượn đen má vàng, vượn má hung, mi Núi Bà, khướu đầu đen má xám, ếch cây…
Là vùng chuyển đổi giữa hai vùng đồng bằng và cao nguyên Nam Trung Bộ nên địa hình Vườn quốc gia Chư Yang Sin được chia cắt mạnh và được rừng che phủ trên đai cao (từ khoảng 600m đến 2.442m). Điều này đã tạo cho Vườn quốc gia Chư Yang Sin có một phong cảnh vô cùng ngoạn mục với hơn 40 dãy núi cao, thấp khác nhau, có nhiều sườn dốc, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp. Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng đông – tây, chia vườn thành hai khu Bắc – Nam là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442m. Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng 25 dân tộc anh em, sống tập trung tại vùng đệm của vườn. Trong số đó, có hai dân tộc bản địa là Êđê và M’Nông, số còn lại là các dân tộc như Mường, H’ Mông, Tày, Thái, Nùng… di cư từ các tỉnh phía bắc vào từ những năm 1980, đã tạo lên một bức tranh văn hóa đa sắc màu, nổi bật là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và những bản sử thi - loại hình văn hóa truyền khẩu, không nơi nào có được.
Hệ thống sinh kế của người dân vùng đệm hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Do đó rừng đang đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện tại của khoảng 40.000 hộ dân trong vùng đệm như cung cấp nước sinh hoạt; nước tưới cho sản xuất nông, lâm nghiệp; gỗ để làm nhà, các sản phẩm thiết yếu khác và đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn, làm nhiệm vụ điều tiết nước và dòng chảy của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô, Srêpôk, Mê Kông cũng như góp phần hạn chế thiên tai lũ lụt trong khu vực.
Với vai trò và tiềm năng thiên nhiên, văn hóa phong phú, hàng năm, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thú hút khá đông khách du lịch, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến với mục đích khám phá cảnh quan cũng như nghiên cứu về sinh thái học, thực vật học. Dự kiến, trong thời gian tới, ngành du lịch Đắk Lắk sẽ khai thác các loại hình du lịch tham quan, về nguồn, mạo hiểm tại vườn và kết nối vườn với nhiều tuyến, điểm khác của tỉnh như Hồ Lắk, thác Krông Kmar, hang đá Đăk Tuor… để phục vụ du khách.