Bao gồm
Không bao gồm
- Bữa ăn, giặt là, điện thoại và các chi phí cá nhân khác không bao gồm trong chương trình.
- Thuế VAT
Sáng: 06h00, xe và hướng dẫn viên Công ty du lịch Ngọc Châu Á - Jeweltours đón Quý khách tại điểm hẹn trong thành phố khởi hành đi Tuyên Quang. Trên đường đi, Quý khách dùng xe ăn sáng (chi phí tự túc.)
09h00, Đến Tuyên Quang, Quý khách vào thăm và lễ tại :
Đền Hạ: (hay còn goi là đền mẫu Tam Cờ) hoặc Tam Kỳ Linh Từ. Theo các tài liệu “Hiệp Thuận linh từ”- đền Hạ được xây dựng năm 1738. Đền là nơi nhân dân thờ Mẫu Thượng ngàn, là nàng Phương Dung công chúa Nằm giữa trung tâm thành phố, phía trước là dòng sông Lô lịch sử, phía sau lưng núi Là làm thế tựa, đền Hạ bề thế, u tĩnh trong cảnh núi non sông nước hùng tráng. Trải qua các thời kỳ, đền có các tên gọi khác nhau, đời Lý gọi là đền Tam Kỳ, đời Trần có tên là đền Hiệp Thuận. Lúc đó đền thuộc thôn Hiệp Thuận, xã Ỷ La, đến Hậu Lê mới có tên là Đền Hạ như ngày nay.
Thành Nhà Mạc: hay còn gọi là thành cổ Tuyên Quang, là một di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Tuyên Quang,và là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự". Theo tấm bia: "Tạo tác hưng công bi ký" (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII. Hiện nay, chùa An Vinh còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị quý hiếm, tiêu biểu là 12 pho tượng gỗ ở thượng điện gồm: Bộ Tam thế, bộ Bồ Tát, bộ Ngọc Hoàng và bộ Cửu Long.
Đền Đồng Xuân được xây dựng cuối thế kỷ 19, thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Thiên. Đền lấy núi Cố làm hậu chẩm. Đền ở thế đất cao, cây cối tốt tươi. Đền có kiến trúc hình chữ “Đinh” gồm tòa Tiền đường và Thượng điện, phía ngoài là cổng tam quan. Tòa Tiền đường của đền là công trình kiến trúc ba gian, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp nổi hình đôi rồng chầu mặt trời. Kiến trúc của tòa Tiền đường khá đơn giản. Tòa Thượng điện là nơi đặt ban thờ Thánh Mẫu Thượng Thiên cùng bộ Tam tòa Thánh Mẫu của đạo thờ Mẫu Việt Nam
Đền Thượng: Thờ Ngọc Lân Công chúa mà dân gian vẫn thường gọi với lòng thành kính là Mẫu Thoải. Đền tọa lạc trên thế “Gối sơn nghênh thuỷ”, trước đền là sông Lô hùng vĩ, sau đền là núi Dùm.
Đền Cấm: được xây dựng trên lưng chừng núi Cấm Sơn, thờ phụng Thánh Mẫu thượng ngàn. Núi Cấm Sơn là một đỉnh núi trong dải non ngàn trùng điệp chạy mãi qua Tân Long, Ba Xứ, trên cao có Cổng trời là một thắng cảnh đẹp được nhiều du khách biết đến. Cạnh đền một dải nước len lỏi qua những triền đá dốc. Trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô không bao giờ cạn. Truyền tụng, ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khoẻ mạnh.
Đền Kiếp Bạc: Từ lâu được du khách thập phương biết đến không chỉ với kiến trúc, khuôn viên đẹp, còn bởi những giá trị văn hoá, lịch sử ẩn chứa. Đền xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, thờ phụng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm Nguyên - Mông.
Quý khách dùng bữa trưa (chi phí tự túc).
Buổi chiều:
Quý khách tiếp tục đi thăm :
Đền Cảnh xanh (Đền cây xanh): Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương thứ 18, Tản Viên Sơn Thánh (con rể Hùng Vương) có một người con gái thông minh, xinh đẹp, văn võ toàn tài, huý là La Bình hay còn gọi là Cô Bé."Thượng ngàn công chúa cai quản các cõi rừng của Nam Giao". Từ đó, Cô Bé trở thành bà chúa của rừng xanh.
Đền cô bé mỏ than: Thuộc phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền thờ cô bé rừng xanh, ngoài ra đền còn thờ Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi. Khi chưa dựng đền, đây là mỏ than thực dân Pháp bắt dân ta khai Thác nhưng do sự cố đã làm sập hầm. Hàng chục con người đã bị chôn vùi dưới mỏ này. Nhân dân quan niệm rằng việc khai Thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây.
Đền cô bé Minh Lương toạ lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi 2 dòng suối có tên gọi là ngòi Lịch và ngòi Cơi. Hai dòng suối trong, mát này giao nhau trước cửa đền, chảy qua cầu Cơi ở km 10 rồi hoà vào sông Lô. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Minh Lương nay đã khang trang, bề thế, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống lầu cô, lầu cậu, quan sơn thần, chân nhang bản mệnh, mẫu cửu thiên; cạnh đền có hai gian nhà sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc Quốc gia. QĐ công nhận là DT cấp quốc gia năm 1994
Đền Ỷ La: phường Ỷ La (thị xã Tuyên Quang) được xây dựng năm 1747, theo kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau nhiều lần trùng tu, đền hiện còn lưu giữ khá nhiều di vật, cổ vật quý hiếm có niên đại từ giữa thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong hậu cung có bộ tượng Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải Phủ, Mẫu Sơn Trang); trung cung có bộ Ngọc Hoàng (tượng Ngọc Hoàng, tượng Nam Tào, tượng Bắc Đẩu, Long Vương); bộ Quan Hoàng (quan Hoàng Ba, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười; hệ thống khán thờ, câu đối, sắc phong, chuông đồng… Đền Ỷ La là một di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật có giá trị và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Hiện nay, đền Ỷ La đã trở thành một trong những điểm du lịch của thị xã để du khách thập phương đến thăm viếng, lễ đền tỏ lòng thành kính.
16h00: Sau khi thăm quan và mua sắm xong xe đón Quý khách về Hà Nội. Về tới Hà Nội, chia tay Quý khách kết thúc chương trình.
Gọi ngay: 024 3974 6373 | 024 3972 6889
Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào
Write Your review