Thành cổ Mingun
Đất nước Myanmar vốn nổi tiếng với những ngôi chùa dát vàng lộng lẫy và những tín đồ Phật giáo thuần thành. Khu quần thể bảo tháp Mingun ở ngoại ô thành phố Mandalay là một công trình không thể bỏ qua khi đến đất nước này. Mingun là tên một ngôi làng nằm ở phía bắc TP Mandalay bên kia bờ dòng Ayeyawadi. Ở đó có bảo tháp, quả chuông Mingun và đôi tượng Chinthe vô cùng nổi tiếng, được người dân xem như những báu vật.
Chinthe (linh vật nửa sư tử nửa rồng) là một đôi tượng khổng lồ đứng canh giữ sát bờ sông. Tương truyền, trước khi bị phá hủy bởi cơn động đất dữ dội, mười người có thể trú trong vòm miệng của Chinthe để tránh những cơn mưa khắc nghiệt của vùng Mingun. Còn bảo tháp Mingun mang đến cho người đối diện cảm giác choáng ngợp, khối gạch nung màu vàng cam nổi bật trên nền trời xanh cao sừng sững. Gian thờ Phật dưới chân tháp có lối vào nhỏ nhưng trong lòng lại rất rộng. Dưới cái nắng như đổ lửa, những người dân Myanmar thành kính đi chân trần vào lễ. Du khách cũng được yêu cầu bỏ dép từ dưới chân bảo tháp để đi lên đỉnh...
Thời hưng thịnh, dưới sự trị vì của nhà vua Bodawpaya, hàng ngàn nô lệ và tù nhân chiến tranh đã được sử dụng để xây dựng bảo tháp này vào năm 1790. Nhà vua Bodawpaya trực tiếp chỉ đạo thi công và mời những kiến trúc sư thành thạo nhất về việc tạo móng cho công trình. Mỗi cạnh đáy của bảo tháp dài đến 460 feet (hơn 150m). Nếu nhà vua không qua đời đột ngột năm 1819 thì công trình này sẽ có thể cao đến 500 feet (170m), sau đó còn có thêm một trận động đất lớn năm 1838 đã làm bảo tháp bị nứt gãy, đặc biệt là phần ngọn.
Nằm không xa bảo tháp Mingun là nơi lưu giữ quả chuông Mingun. Vào năm 1808, nhà vua Bodawpaya cho đúc quả chuông này với mục đích thờ phụng. Đây là quả chuông treo còn nguyên vẹn lớn nhất thế giới (quả chuông lớn nằm ở Moscow - Nga nhưng đã bị nứt vỡ). Trận động đất năm 1838 đã làm gãy thanh gỗ tếch treo chuông, sau đó người Anh đã giúp dân làng Mingun xây trụ đỡ bằng kim loại treo quả chuông gần bờ sông.
Khác với những bảo chuông trong chùa chiền, ngôi đền bảo quản chuông Mingun mở cửa cho tất cả khách tham quan. Quả chuông có đường kính miệng hơn 5m và cao hơn 4m làm mọi người xuýt xoa thán phục trình độ và công sức to lớn của những thợ kim khí Myanmar đầu thế kỷ 19.
Chinthe (linh vật nửa sư tử nửa rồng) là một đôi tượng khổng lồ đứng canh giữ sát bờ sông. Tương truyền, trước khi bị phá hủy bởi cơn động đất dữ dội, mười người có thể trú trong vòm miệng của Chinthe để tránh những cơn mưa khắc nghiệt của vùng Mingun. Còn bảo tháp Mingun mang đến cho người đối diện cảm giác choáng ngợp, khối gạch nung màu vàng cam nổi bật trên nền trời xanh cao sừng sững. Gian thờ Phật dưới chân tháp có lối vào nhỏ nhưng trong lòng lại rất rộng. Dưới cái nắng như đổ lửa, những người dân Myanmar thành kính đi chân trần vào lễ. Du khách cũng được yêu cầu bỏ dép từ dưới chân bảo tháp để đi lên đỉnh...
Thời hưng thịnh, dưới sự trị vì của nhà vua Bodawpaya, hàng ngàn nô lệ và tù nhân chiến tranh đã được sử dụng để xây dựng bảo tháp này vào năm 1790. Nhà vua Bodawpaya trực tiếp chỉ đạo thi công và mời những kiến trúc sư thành thạo nhất về việc tạo móng cho công trình. Mỗi cạnh đáy của bảo tháp dài đến 460 feet (hơn 150m). Nếu nhà vua không qua đời đột ngột năm 1819 thì công trình này sẽ có thể cao đến 500 feet (170m), sau đó còn có thêm một trận động đất lớn năm 1838 đã làm bảo tháp bị nứt gãy, đặc biệt là phần ngọn.
Nằm không xa bảo tháp Mingun là nơi lưu giữ quả chuông Mingun. Vào năm 1808, nhà vua Bodawpaya cho đúc quả chuông này với mục đích thờ phụng. Đây là quả chuông treo còn nguyên vẹn lớn nhất thế giới (quả chuông lớn nằm ở Moscow - Nga nhưng đã bị nứt vỡ). Trận động đất năm 1838 đã làm gãy thanh gỗ tếch treo chuông, sau đó người Anh đã giúp dân làng Mingun xây trụ đỡ bằng kim loại treo quả chuông gần bờ sông.
Khác với những bảo chuông trong chùa chiền, ngôi đền bảo quản chuông Mingun mở cửa cho tất cả khách tham quan. Quả chuông có đường kính miệng hơn 5m và cao hơn 4m làm mọi người xuýt xoa thán phục trình độ và công sức to lớn của những thợ kim khí Myanmar đầu thế kỷ 19.