Khu du lịch hồ Cấm Sơn
Từ thành phố Bắc Giang, theo quốc lộ 1A khoảng 60km về phía đông bắc đến quốc lộ 279; rẽ phải vào đường quốc lộ khoảng 5km với hai bên là bạt ngàn những cánh đồng ngô mơn mởn cùng nhà sàn của người Dao, Sán Chỉ thấp thoáng giữa màu xanh núi rừng là đến hồ Cấm Sơn.
Nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, hồ Cấm Sơn là công trình đại thuỷ nông lớn thứ tư của cả nước (sau hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hồ Phú Ninh ở Quảng Nam và hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh), có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); điều hoà nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Thương; phân lũ, cắt lũ cho vùng hạ lưu ở các huyện: Lạng Giang, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang).
Hồ Cấm Sơn có dung tích 248 triệu m³ nước, diện tích mặt nước trung bình khoảng 2.650ha. Mùa khô, nước cạn, lòng hồ hiện ra những bãi bồi dày phù sa được người dân địa phương tận dụng để trồng ngô và hoa màu đan xen. Mùa mưa, mặt hồ trải rộng với hàng trăm đảo lớn, nhỏ nằm rải rác. Bao quanh hồ là những ngọn núi cao quanh năm xanh ngắt một màu, nhấp nhô, trùng điệp. Vẻ đẹp trời, mây, non, nước hòa quyện làm một khiến cảnh quan nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ, chẳng khác nào một vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, Cấm Sơn chính là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác ca khúc nổi tiếng “Hồ trên Núi”.
Những nghiên cứu còn cho thấy hồ Cấm Sơn là môi trường sống thích hợp đối với nhiều loài thuỷ sản có giá trị cao như: tôm, cua, cá lăng, cá chiên, cá vược…, đặc biệt là cá tầm - loài cá sống ở vùng nước lạnh. Hiện cá tầm nuôi ở Cấm Sơn đạt trọng lượng từ 3 đến 4 kg/con, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Cấm Sơn còn chứa đựng kho tàng văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay. Đến đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn vương khói lam chiều ẩn hiện sau những triền đồi, rừng cây; nghe làn điệu Sli, Shoong hao đằm thắm; xem lễ hội xuống đồng, cầu mùa, mừng năm mới, mừng nhà mới độc đáo…; đặc biệt là được hòa mình vào không gian vô cùng lãng mạn trên bến dưới thuyền - một nét văn hóa đặc trưng của Cấm Sơn. Vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà, hàng trăm chiếc thuyền chở hàng hóa tấp nập đi lại trên mặt hồ. Những phiên chợ bán đủ các mặt hàng như chè lam, xôi bảy màu, thịt lợn cắp nách, gà đồi, các loại hoa quả… họp ngay trên mặt hồ tạo nên khung cảnh đa sắc màu nơi miền sơn cước.
Nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, hồ Cấm Sơn là công trình đại thuỷ nông lớn thứ tư của cả nước (sau hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hồ Phú Ninh ở Quảng Nam và hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh), có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); điều hoà nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Thương; phân lũ, cắt lũ cho vùng hạ lưu ở các huyện: Lạng Giang, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang).
Hồ Cấm Sơn có dung tích 248 triệu m³ nước, diện tích mặt nước trung bình khoảng 2.650ha. Mùa khô, nước cạn, lòng hồ hiện ra những bãi bồi dày phù sa được người dân địa phương tận dụng để trồng ngô và hoa màu đan xen. Mùa mưa, mặt hồ trải rộng với hàng trăm đảo lớn, nhỏ nằm rải rác. Bao quanh hồ là những ngọn núi cao quanh năm xanh ngắt một màu, nhấp nhô, trùng điệp. Vẻ đẹp trời, mây, non, nước hòa quyện làm một khiến cảnh quan nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ, chẳng khác nào một vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, Cấm Sơn chính là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác ca khúc nổi tiếng “Hồ trên Núi”.
Những nghiên cứu còn cho thấy hồ Cấm Sơn là môi trường sống thích hợp đối với nhiều loài thuỷ sản có giá trị cao như: tôm, cua, cá lăng, cá chiên, cá vược…, đặc biệt là cá tầm - loài cá sống ở vùng nước lạnh. Hiện cá tầm nuôi ở Cấm Sơn đạt trọng lượng từ 3 đến 4 kg/con, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Cấm Sơn còn chứa đựng kho tàng văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay. Đến đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn vương khói lam chiều ẩn hiện sau những triền đồi, rừng cây; nghe làn điệu Sli, Shoong hao đằm thắm; xem lễ hội xuống đồng, cầu mùa, mừng năm mới, mừng nhà mới độc đáo…; đặc biệt là được hòa mình vào không gian vô cùng lãng mạn trên bến dưới thuyền - một nét văn hóa đặc trưng của Cấm Sơn. Vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà, hàng trăm chiếc thuyền chở hàng hóa tấp nập đi lại trên mặt hồ. Những phiên chợ bán đủ các mặt hàng như chè lam, xôi bảy màu, thịt lợn cắp nách, gà đồi, các loại hoa quả… họp ngay trên mặt hồ tạo nên khung cảnh đa sắc màu nơi miền sơn cước.