• Theo dõi chúng tôi
Điện thoại: 024 3974 6373 | 024 3972 6889

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .

Cũng như các làng nghề đúc đồng khác, để chế tác ra một sản phẩm đồng hoàn chỉnh, người thợ làng Phước Kiều phải tiến hành các công đoạn như: làm khuôn, sơn khuôn, nấu đồng và đúc đồng. Tuy nhiên, họ còn có bí quyết pha hợp kim riêng như: đồng đỏ, đồng thau (đồng pha thiếc), đồng xanh (đồng pha kẽm), đồng thoà (đồng pha vàng)... Ngoài ra, các nghệ nhân Phước Kiểu phải có kỹ thuật thẩm âm để tạo ra sản phẩm có tiếng vang, phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa tâm linh của từng tộc người. Điều này đòi hỏi người thợ Phước Kiều phải có đôi tai tinh nhạy, sự từng trải, am hiểu và kinh nghiệm cảm nhận âm thanh tinh tế.

Xem thêm